Nhân tuyến giáp có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp gây rối loạn nhịp tim, tiêu hóa, tinh thần,... Nếu các triệu chứng này không được kiểm soát sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Cơn bão giáp, suy tim,... Để tìm hiểu về nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị nhân giáp, mời bạn xem bài viết dưới đây.

Nhân tuyến giáp là gì?

Khi các tế bào trong tuyến giáp phân chia bất thường sẽ hình thành nên những khối u. Những khối u này gọi là nhân tuyến giáp, chúng có thể rắn hoặc chứa đầy chất lỏng. 

Nhân tuyến giáp thường được chia thành các nhân nóng hoặc lạnh. Nếu nhân giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp so với bình thường thì được gọi là nhân nóng. Nếu ít hoặc không sản xuất hormone giáp so với mô bình thường thì đó là nhân lạnh. Nhân tuyến giáp có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc nhân tuyến giáp cao hơn 4 lần so với nam giới. Khoảng 10% trường hợp, người có nhân tuyến giáp mắc cùng các bệnh bướu giáp khác.

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhân tuyến giáp

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhân tuyến giáp

Triệu chứng của nhân tuyến giáp 

Thông thường, các nhân tuyến giáp phát triển rất chậm, nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian dài. Do đó, chúng thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi khám sức khỏe. Một số nhân tuyến giáp lớn có thể gây chèn ép lên các cơ quan lân cận như: Thanh quản, thực quản, khí quản khiến người mắc gặp phải các triệu chứng: 

  • Nhân tuyến giáp khiến vùng cổ phình to. Người bệnh có thể nhìn và cảm nhận được.
  • Khó nuốt, nuốt nghẹn gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bệnh nhân.
  • Nhân giáp to gây chèn ép lên khí quản khiến người bệnh bị khàn giọng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình giao tiếp của người bệnh.
  • Một số người bệnh còn cảm thấy khó thở, mệt mỏi, muốn hắng giọng ho vì khối u lớn chèn ép lên thanh quản.
  • Nhân giáp lớn khiến người bệnh cảm giác cổ họng bị thắt chặt. 

Nếu nhân giáp tăng sản xuất hormone T3, T4 quá mức, người bệnh sẽ có triệu chứng của cường giáp. Lúc này có thể sẽ tăng chuyển hóa với các biểu hiện: 

  • Người bệnh có triệu chứng tim đập nhanh, lo lắng, đánh trống ngực, mệt mỏi.
  • Lo lắng, kích thích quá mức khiến người mắc bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Đổ mồ hôi nhiều, lòng bàn tay, chân luôn ướt.
  • Chân tay run, khó cầm nắm.
  • Giảm cân bất thường, mắc dù chế độ ăn không thay đổi.
  • Nhiều người gặp phải tình trạng da khô ráp, tóc rụng nhiều gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Nếu nhân tuyến giáp là nhân lạnh thì sẽ liên quan đến nồng độ hormone tuyến giáp thấp và gây ra các triệu chứng của suy giáp như: 

  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến quá trình lao động,
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên, kém tập trung trong học tập.
  • Người bệnh tăng cân bất thường, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Da, tóc khô, thô ráp và dễ rụng.
  • Hormone tuyến giáp thấp làm giảm chuyển hóa khiến nhu động ruột hoạt động kém gây táo bón kéo dài.
  • Hormone giáp thấp làm ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh serotonin (hormone hạnh phúc) khiến người bệnh dễ rơi và trạng thái trầm cảm.

Nguyên nhân dẫn đến nhân tuyến giáp

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành nhân tuyến giáp như: di truyền, từng tiếp xúc với phóng xạ, viêm tuyến giáp,... Cụ thể:

  • Di truyền: Khi tiền sử gia đình có người bị bệnh ung thư tuyến giáp hoặc các bệnh lý về tuyến giáp khác thì bạn cũng có thể mắc nhân tuyến giáp. 
  • Từng tiếp xúc với phóng xạ: Tiếp xúc với các chất phóng xạ trong quá trình sinh sống và làm việc sẽ là yếu tố thuận lợi gây hình thành nhân tuyến giáp. Ngoài ra, những người điều trị xạ trị bằng ung thư hoặc iod phóng xạ sẽ có nguy cơ cao mắc nhân tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto còn được gọi là bệnh viêm tuyến giáp, bệnh này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển các kháng thể để chống lại thyroglobulin - là một loại protein bình thường do tuyến giáp sản xuất. Rối loạn tự miễn dịch này có thể hình thành các nốt tuyến giáp. 
  • Di căn: Các bệnh ung thư khác trong cơ thể có thể di căn đến tuyến giáp. Các nhân giáp có thể phát triển thành ác tính, ví dụ như trong ung thư vú, ung thư phổi và ung thư ruột kết.
  • Thiếu iod: Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, iod là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống. Nếu không có iod, cơ thể không thể tạo đủ hormone tuyến giáp. Thiếu iod làm tăng nguy cơ phát triển nhân tuyến giáp. 

Nhìn, sờ để phát hiện các khối u vùng cổ - nguyên nhân gây nhân tuyến giáp

Nhìn, sờ để phát hiện các khối u vùng cổ - nguyên nhân gây nhân tuyến giáp

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Gần như các nhân tuyến giáp là lành tính không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu không phát hiện sớm thì nhân tuyến giáp sẽ lớn dần sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Khó thở hoặc khó nuốt: Do hình thái của nhân lớn chèn ép lên thành quản, thực quản gây khó thở, nuốt nghẹn. 
  • Các biến chứng tiềm ẩn của cường giáp: Loạn nhịp tim, cơn nhiễm độc giáp cấp. Loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi các xung điện điều phối nhịp tim hoạt động bất thường, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Cơn nhiễm độc giáp cấp hay còn gọi là bão giáp, ban đầu người bệnh sẽ sốt cao, nhịp thở tăng dần, đổ mồ hôi,... Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng. 
  • Nếu nhân tuyến giáp kích thước lớn thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, sau mổ tuyến giáp người bệnh có thể gặp phải biến chứng suy giáp, phải sử dụng hormone suốt đời.
  • Nhân tuyến giáp ác tính có thể di căn đến các bộ phận khác và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị. 

Nhân tuyến giáp được đánh giá và chẩn đoán như thế nào?

Bạn có thể tự phát hiện ra nhân tuyến giáp tại nhà khi khối u có kích thước lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các chẩn đoán là đúng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm sau: 

  • Xét nghiệm nồng độ hormone tuyến giáp: Xét nghiệm này kiểm tra nồng độ hormone do tuyến giáp tiết ra. Tuy nhiên phương pháp này không thể xác định u tuyến giáp là lành hay ác tính do vậy bác sĩ vẫn phải chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác.
  • Siêu âm tuyến giáp: Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để xác định xem một nhân giáp là cục u rắn hay u nang chứa đầy chất lỏng. Xét nghiệm này cũng kiểm tra sự phát triển của các khối u. Ngoài ra, siêu âm đôi khi được sử dụng để giúp xác định vị trí chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.
  • Sinh thiết bằng kim nhỏ: Với xét nghiệm này, bác sĩ sử dụng một cây kim rất mỏng để lấy mẫu tế bào từ một hoặc nhiều nhân giáp. Sau đó, các mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm và hầu hết đều không phải là ung thư. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể kiểm tra lại lần nữa. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn phẫu thuật lấy một phần nhân giáp để chẩn đoán chính xác.
  • Quét tuyến giáp: Một lượng nhỏ iod phóng xạ sẽ được đưa vào cơ thể qua đường uống. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem lượng iod phóng xạ được hấp thụ bởi  nhân giáp và mô tuyến giáp bình thường. Điều này sẽ cung cấp thêm thông tin về các nhân tuyến giáp, giúp bác sĩ xác định khả năng ung thư.

Hình ảnh sinh thiết tuyến giáp 

Hình ảnh sinh thiết tuyến giáp 

Các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp

Nếu tuyến giáp bình thường và có các nốt nhỏ, lành tính, ban đầu bạn sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra tuyến giáp thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa. Đây là cách duy nhất để kiểm tra xem các nhân giáp có to lên và hoạt động của tuyến giáp có thay đổi hay không.

Nếu bác sĩ quyết định rằng điều trị là cần thiết, sẽ có ba lựa chọn điều trị:

  • Phẫu thuật: Trong phẫu thuật tuyến giáp bác sĩ sẽ lựa chọn các  phương pháp như: Loại bỏ toàn bộ tuyến giáp, chỉ một thùy của tuyến giáp hoặc chỉ riêng nhân giáp. Phẫu thuật có thể được thực hiện mở hoặc nội soi. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp: Nhân giáp to hoặc nghi ngờ ung thư. 
  • Liệu pháp iod phóng xạ: Bệnh nhân sẽ được dùng iốt phóng xạ qua đường uống. Iod phóng xạ sẽ  được lắng đọng trong các tế bào tuyến giáp và phá hủy chúng. Liệu pháp phóng xạ là một lựa chọn cho các nhân tuyến giáp lành tính, nóng. Nhân giáp lạnh khó có thể được điều trị bằng liệu pháp này vì nó sẽ không hấp thụ iod phóng xạ.
  • Điều trị bằng thuốc: Chỉ thực hiện được đối với những nhân nhỏ, lạnh. Thuốc ức chế sự phát triển của mô tuyến. Tuy nhiên, nếu nhân tuyến giáp lớn hơn và gây khó chịu thì phương pháp điều trị này thường không còn hữu ích.

Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài việc cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nhân tuyến giáp thì bài viết này còn giúp bạn trả lời một số câu hỏi mà người mắc nhân tuyến giáp thường thắc mắc. 

Nhân tuyến giáp nên và không nên ăn gì?

Nhân tuyến giáp ban đầu với các triệu chứng nhẹ thì bạn sẽ không cần điều trị mà thay vào đó là có chế độ ăn uống hợp lý. Với những người đang điều trị thì chế độ ăn là điều không thể bỏ qua để giúp bệnh mau thuyên giảm. 

Thực phẩm nên ăn trong quá trình bị nhân tuyến giáp: 

Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên bổ sung vào bữa ăn cho người mắc nhân tuyến giáp: 

  • Các loại rau màu xanh: Rau là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, trong đó rau màu xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất,... Có vai trò quan trọng trong trong quá trình trao đổi chất của cơ thể đặc biệt là với người mắc nhân tuyến giáp. Một số loại rau có thể kể đến như: Rau bina, rau mồng tơi, rau dền,.. Bên cạnh đó có những loại rau mà người mắc nhân tuyến giáp nên tránh là rau thuộc họ cải (cải bắp, cải thảo, cải xoăn,...). Isothiocyanates là thành phần có trong rau họ cải, nó làm hạn chế sự hấp thu iod của tuyến giáp. Nếu sử dụng các loại rau này thì bạn nên dùng với mức vừa phải và nấu chín để phá hủy bớt isothiocyanates. 
  • Hải sản: Tuy là loại thực phẩm có giá thành cao hơn so với các loại thực phẩm khác nhưng nó lại chứa một lượng lớn vi chất sắt, kẽm, iod, Omega-3, selen, vitamin A, vitamin B rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Do đó với 3-4 bữa cá một tuần là sự lựa chọn tối ưu cho những người mắc nhân tuyến giáp. Bạn có thể lựa chọn các loại cá giàu mỡ như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ,... Để giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn. 
  • Thực phẩm chứa nhiều iod: Để duy trì cơ thể ở trạng thái tồn tại và phát triển thì tuyến giáp phải tổng hợp ra hormone và iod là nguồn nguyên liệu chính. Thiếu hoặc thừa iod sẽ khiến tuyến giáp hoạt động không bình thường và gây bệnh. Đối với người mắc nhân tuyến giáp thì nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều iod trong bữa ăn hàng ngày như: Hải tảo, tôm, sò biển,... Tuy nhiên với những người đang điều trị nhân tuyến giáp bằng phóng xạ thì lượng iod bổ sung hàng ngày phải theo chỉ định của bác sĩ. 

Thực phẩm không nên ăn trong quá trình bị nhân tuyến giáp

Nhân tuyến giáp sẽ không còn là vấn đề khiến bạn lo lắng nếu có thể giảm bớt hoặc loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn: 

  • Các thực phẩm chế biến sẵn: Chứa một hàm lượng chất béo no cao, chất phụ gia và calo rỗng gây hại và làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thyroxin của tuyến giáp. 
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành: Isoflavone có trong đậu nành gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. 
  • Thực phẩm chứa Gluten: Để tránh nguy cơ suy giáp và cường giáp ở người mắc nhân tuyến giáp thì cần phải giảm lượng gluten hấp thụ vào cơ thể. Gluten là chất có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, đặc biệt là trong các loại thực phẩm như bánh mì, bánh quy, bánh ngọt các loại. 

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành mà người mắc nhân tuyến giáp không nên ăn 

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành mà người mắc nhân tuyến giáp không nên ăn 

Nhân thùy trái tuyến giáp tirads 3- 4mm có cần mổ không?

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp theo mức độ bệnh của bạn. Nếu nhân tuyến giáp nhỏ người bệnh chỉ cần uống thuốc, giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục đều đặn và duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học. Với nhân tuyến giáp to gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ. 

Với trường hợp khi nhân thùy trái tuyến giáp tirads 3- 4mm là ác tính thì ban đầu sẽ cắt để loại bỏ khối u, sau đó sẽ điều trị bằng hóa trị để tránh sự di căn. 

Người bị nhân tuyến giáp có sinh con được không?

Người bị nhân tuyến giáp vẫn có thể sinh con, nhưng trong quá trình mang thai cần lưu ý: 

  • Nếu tình trạng tuyến giáp không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm sinh non, sẩy thai và thai chết lưu.
  • Trong quá trình điều trị và mang thai thì việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Nếu tình trạng tuyến giáp của bạn được điều trị trong khi mang thai, bạn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé khỏe mạnh. 

Các chuyên gia khuyên người mắc nhân tuyến giáp nên bổ sung hải tảo vào bữa ăn. Vì hải tảo giúp bổ sung lượng iod tự nhiên cho cơ thể, điều hòa hormon tuyến giáp, phòng ngừa bướu cổ và đặc biệt là tăng cường hệ miễn dịch. Với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam thì hải tảo không phải nguồn sẵn có, do đó để giảm bớt thời gian và công sức cho người bệnh, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Ích Giáp Vương. Với thành phần chính là hải tảo cùng với các thảo dược quý khác: Khổ sâm nam, bán biên niên, ba chạc,... có tác dụng: 

  • Hỗ trợ giảm sự tiến triển của bướu cổ lành tính, giảm nguy cơ bướu cổ do thiếu iod
  • Hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bướu tuyến giáp.

Ích giáp vương - sản phẩm hỗ trợ điều trị nhân tuyến giáp 

Ích giáp vương - sản phẩm hỗ trợ điều trị nhân tuyến giáp 

Bệnh lý tuyến giáp chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong dân số nước ta, trong đó có nhân tuyến giáp. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện nhân tuyến giáp vẫn chưa cao phần lớn do mọi người chưa nắm rõ được triệu chứng, dẫn đến một số trường hợp là khi nhân giáp được phát hiện đã xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Do đó bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị nhân tuyến giáp. Để hỗ trợ thu nhỏ nhân tuyến giáp cũng như các bệnh về tuyến giáp một cách an toàn, hiệu quả thì người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học kết hợp với sử dụng sản phẩm thiên nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần giải đáp thắc mắc về nhân tuyến giáp. Chúng tôi sẽ phản hồi một cách chi tiết và sớm nhất.