Tôi năm nay 27 tuổi, trong đợt khám sức khỏe tháng 5 vừa rồi, tôi được chẩn đoán là bị bướu cổ. sau đó, tôi tái khám ở bệnh viện tỉnh thì kết luận là cường giáp, bác sĩ kê đơn thuốc một tháng cho tôi dùng và yêu cầu tái khám sau khi dùng hết. Tôi ngày càng gầy đi, trong người luôn cảm thấy bức bối, khó chịu. Cho tôi hỏi, bệnh cường giáp là gì? Điều trị có khỏi được không?
Trả lời:

Chào bạn, Bạn mới 27 tuổi, được chẩn đoán là bị cường giáp. Tuy nhiên bạn lại không nói rõ các chỉ số xét nghiệm tuyến giáp như: kích thước tuyến giáo, nồng độ homron tuyến giáp để tơ vấn được chính xác và cụ thể hơn.

Đầu tiên là câu hỏi cường giáp là gì? Như chúng ta đã biết tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm phía trước cổ, có khả năng tập trung iod chủ yếu trong cơ thể, để tổng hợp hormon tuyến giáp. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, các tế bào tuyến giáp trở nên tăng thấm hơn với iod. Các hormon tuyến giáp được tổng hợp giải phóng ồ ạt vào máu, nồng độ các hormon tuyến tăng cao trong máu dẫn đến tình trạng các cơ quan chịu tác động của hormon tuyến hoạt động quá mức: tăng chuyển hóa tế bào dẫn đến tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim, tốc độ tuần hoàn dẫn đến nhịp tim nhanh, hay rối loạn nhịp tim… Và được gọi chung là bệnh cường giáp hay bệnh tăng năng tuyến giáp.

Cường giáp là gì và điều trị như thế nào?

Hiện nay có các phương pháp điều trị cường giáp như: Thuốc kháng giáp trạng, xạ trị bằng iod phóng xạ, phẫu thuật. Phương pháp được lựa chọn tùy thuốc vào mức độ bệnh và kích thước của khối bướu. Ban đầu thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc nội tiết như bạn đang sử dụng và theo dõi thường xuyên, sau 3-6 tháng thấy tiến triển tốt bệnh được tầm soát, trở về bình giáp thì có thể ngừng điều tị và theo dõi. Trong trường hợp bệnh tiến triển nhanh, nội khoa không hiệu quả có thể sử dụng iod phóng xạ. Xạ trị và phẫu thuật được áp dụng sau khi bệnh đã được kiểm soát định bằng thuốc kháng giáp, lúc này tình trạng cường giáp đã được đẩy lùi, các xét nghiệm chức năng tuyến giáp trở về bình thường. Bệnh nhân cũng cần bổ sung dinh dưỡng sau xạ trị một cách hợp lý để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên vẫn cần điều trị để tránh các cơn độc giáp tái phát.Hai phương pháp này cho hiệu quả cao hơn, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng

Do đó, hiện tại bạn phải giữ tâm lý bình tĩnh, không nên quá lo lắng. Nên sử dụng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng các thuốc kháng giáp sẽ giảm bớt tác dụng của các hormon tuyến giáp và các triểu chứng sẽ dẫn được cải thiện. Bạn cần có niềm tin để có thể chiến thắng được bệnh.

Chúc bạn sức khỏe!