Chào cháu!
Theo như cháu có thông tin thì mẹ cháu năm nay hơn 50 tuổi, mới được phẫu thuật bướu tuyến giáp và xuất viện về nhà tự chăm sóc. Hiện giờ, cháu và mẹ đang thắc mắc cần phải làm gì tiếp theo, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Sau khi mổ bướu tuyến giáp, cổ của người bệnh sẽ có vết thương dài khoảng chừng hơn 10 cm, phải mất thời gian để phục hồi. Do đó, cháu nên giúp mẹ thay băng hàng ngày, rửa vết thương sạch sẽ bằng các dung dịch chuyên dụng. Cháu hãy dùng băng gạc vô trùng và lưu ý sát khuẩn tay trước khi thao tác thay băng cho mẹ. Sau khoảng vài ngày là vết thương sẽ khô và dần dần lành hẳn, để lại sẹo nhỏ.
Thứ hai, cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau khi mổ bướu tuyến giáp. Bệnh nhân cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Cháu cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ như sau:
- Nên tăng dần khẩu phần ăn các loại thực phẩm như: Gạo, tinh bột, các loại đậu. Sử dụng một lượng dầu mỡ phù hợp, bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nhưng không quá nhiều để tránh khó tiêu, béo phì.
- Bổ sung thức ăn giàu năng lượng, tăng cường vitamin và thức ăn có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, sữa, gan động vật, rau quả tươi, trái cây,...
- Vài ngày sau khi phẫu thuật, cháu nên cho mẹ ăn những thức ăn loãng, dễ nuốt như sữa, cháo, soup, đồ ăn hầm nhừ, nấu chín kỹ để tránh làm đau vết mổ.
- Cháu khuyên mẹ nên ăn ít và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Lưu ý nên bổ sung lượng muối i-ốt vừa đủ trong bữa ăn hằng ngày, cũng không nên ăn quá dư thừa i-ốt. Một số thức ăn có hàm lượng i-ốt cao như hải sản, sò, ngao, hải đới,...
Bên cạnh đó, cũng có các loại thực phẩm cần tránh và hạn chế sau khi mổ bướu cổ. Cháu cần tránh cho mẹ ăn các loại rau họ cải như: Bông cải xanh, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, bắp cải, su hào. Nguyên nhân là vì trong những loại rau này có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate, chúng sẽ sản sinh ra isothiocyanates làm cho tình trạng bướu cổ trầm trọng hơn hoặc tái phát trở lại, ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Hạn chế các món ăn cứng, dai, nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa cho mẹ.
Ngoài ra, vài ngày sau khi phẫu thuật, do cổ họng còn sưng đau, cháu nên khuyên mẹ hạn chế nói. Nên ra hiệu hoặc nói thì thầm để tránh đau cổ hoặc ảnh hưởng đến thanh quản. Sau khi mổ bướu cổ, mẹ cháu nên theo dõi thường xuyên và tái khám định kỳ để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh, nhằm có những biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ cháu nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng giúp ngăn ngừa tái phát bướu tuyến giáp, đó là sản phẩm Ích Giáp Vương. Ích Giáp Vương có thành phần gồm các vị thuốc đông y từ xa xưa đã có mặt trong các bài thuốc dành cho người mắc bệnh tuyến giáp như: Hải tảo, bán biên liên, khổ sâm, ba chạc,… Chính vì vậy, sản phẩm rất an toàn khi sử dụng cho mẹ của cháu sau khi phẫu thuật, giúp ngăn chặn bướu tái phát. Sản phẩm vinh dự nhận được nhiều giải thưởng uy tín như “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” năm 2017. Ích Giáp Vương đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn, cháu có thể tham khảo thêm trong video sau đây nhé:
Để chăm sóc mẹ cháu sau khi phẫu thuật bướu tuyến giáp, cháu hãy lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ như hướng dẫn bên trên, vệ sinh vết thương, dặn mẹ hạn chế nói, đồng thời mua Ích Giáp Vương cho mẹ sử dụng nhé.
Chuyên gia nội tiết